QC 06 2022: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đầy đủ file DOC

Tìm hiểu về QC 06/2022 về an toàn cháy cho nhà và công trình mới nhất. Bài viết này đưa ra cái nhìn tổng quan về những thay đổi quan trọng và yêu cầu cụ thể để đảm bảo an toàn tối đa. Hãy đọc để hiểu rõ hơn về lối thoát nạn, cầu thang bộ, và các yêu cầu chi tiết khác của quy chuẩn.

QC 06 2022 là gì?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2022/BXD) được ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ Xây dựng. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn cháy đối với nhà và công trình, bao gồm:

– Yêu cầu chung trong việc bảo đảm an toàn cho con người

– Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp

– Đường thoát nạn

– Cầu thang bộ và buồng thang bộ trên đường thoát nạn

– Yêu cầu về an toàn cháy đối với các vật liệu xây dựng cho nhà

Những gian phòng như thế nào sẽ phải có từ hai lối ra thoát nạn trở lên?

Căn cứ tại tiết 3.2.5 Tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2022/BXD, các gian phòng sau phải có từ hai lối ra thoát nạn trở lên:

– Các gian phòng nhóm F1.1 có mặt đồng thời hơn 15 người

– Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người

– Riêng các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt đồng thời thì cho phép một trong hai lối ra là lối ra khẩn cấp theo các yêu cầu

– Các gian phòng có mặt đồng thời từ 50 người trở lên

– Các gian phòng (trừ các gian phòng nhóm F5) có mặt đồng thời dưới 50 người (bao gồm cả tầng khán giả ở trên cao hoặc ban công khán phòng) với khoảng cách dọc theo lối đi từ chỗ xa nhất có người đến lối ra thoát nạn vượt quá 25 m. Khi có các lối thoát nạn thông vào gian phòng đang xét từ các gian phòng bên cạnh với số lượng trên 5 người có mặt ở mỗi phòng bên cạnh, thì khoảng cách trên phải bao gồm độ dài đường thoát nạn cho người từ các gian phòng bên cạnh đó;

– Các gian phòng có tổng số người có mặt trong đó và trong các gian liền kề có lối thoát nạn chỉ đi vào gian phòng đang xét từ 50 người trở lên

– Các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C – khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người hoặc có diện tích lớn hơn 1 000 m2

– Các sàn công tác hởcác sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong các gian phòng nhóm F5 có diện tích lớn hơn 100 m2 – đối với các gian phòng thuộc hạng A và B hoặc lớn hơn 400 m2 – đối với các gian phòng thuộc các hạng khác.

Chiều rộng cầu thang bộ trên đường thoát nạn được quy định như thế nào?

Căn cứ tại tiết 3.4.1 Tiểu mục 3.4 Mục 3 QCVN 06:2022/BXD, chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn:

– 1,35 m – đối với nhà nhóm F1.1

– 1,2 m – đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người

– 0,7 m – đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ

– 0,9 m – đối với tất cả các trường hợp còn lại

Như vậy, chiều rộng của cầu thang bộ trên đường thoát nạn được quy định như sau:

– 1,35 m đối với nhà nhóm F1.1

– 1,2 m đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người

– 0,7 m đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ

– 0,9 m đối với tất cả các trường hợp còn lại

Các quy định trong QC 06 2022 đã nêu rõ về chiều rộng cầu thang bộ trên đường thoát nạn nhằm đảm bảo an toàn cho người khi thoát nạn trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Chiều rộng cầu thang bộ đủ lớn sẽ giúp người có thể di chuyển dễ dàng, không bị cản trở, đảm bảo an toàn cho tính mạng.

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Tải về tài liệu
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hùng Vũ Quốc
Hùng Vũ Quốc
10 tháng trước

Mình tìm không thấy tiêu chuẩn của xây dựng

Hùng Vũ Quốc
Hùng Vũ Quốc
10 tháng trước
Trả lời  Phongchayviet

Mình đang tìm về TCXDVN 266:2002

4
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x